Thứ nhất, Biết quá nhiều nên bạn biết rằng có những thứ càng làm càng lỗ do giá, lợi nhuận biên và chính sách thương mại không chuẩn cho một bức tranh 5-10 năm, dẫn tới các bên đụng nhau cho tới thị trường không còn phát triển được nữa. (Financial Mindset)
Thứ 2, Biết quá nhiều nên thấy cơ hội ít hơn. Cái nào cũng khó, chông gai và không như những gì chúng ta nghĩ, cho tới khi chúng ta thực sự bước chân vào tìm ra được know-how của ngành. (In-dept Business Understanding)
Thứ 3, Biết quá nhiều nên khi vào kinh doanh tại các thời điểm khác nhau, thời thế khác nhau, cơ hội khác nhau, điều kiện và năng lực khác nhau, con người khác nhau, thị trường dịch chuyển qua một trạng thái mới thì bạn lại dễ hỏng thêm lần nữa, mà hỏng lần nữa sẽ mất tự tin và làm ngập ngừng ý chí ‘không có gì để mất’ của tuổi trẻ. (Strategic Business Analysis)
Thứ 4, Biết nhiều nên không hết lòng và dễ bỏ cuộc không phải vì không có kiến thức, mối quan hệ, tài chính mà là không đủ động lực vượt qua cái lớn để làm cái nhỏ, xun xoe vài chục, trăm nghìn. (Doing small things and multiple tasks)
Thứ 5, Biết quá nhiều nên nhìn đâu cũng thấy rủi ro, khoảng cách thế hệ xa dẫn tới thiếu gần gũi với nguồn lực trẻ, dẫn đến nhân sự thiếu gắn kết. (Generation Gap)
Thứ 6, Biết quá nhiều, hiểu quá rõ bản chất của nền kinh tế gắn liền chế độ chính trị, sự quyết định cá nhân chính là qui luật nhân quả trong tương lai, không đơn giản chỉ là làm giàu, là nhà, là xe, là tiền, là đất, là sự công nhận và vinh danh. Mà đó còn là Quyền lực, tha hoá, tham lam, cám dỗ, sự xa cách gia đình, sự cách trở về trí thức, giai cấp, sự chấp nhận hành động những việc mình không thích, hoặc làm trái các qui chuẩn, nguyên tắc bản thân…
“Understanding the tough factors and difficulties under the IceBerg” – Freefik
Thứ 7, Nhưng nếu biết đủ nhiều mà bạn vẫn quyết định làm thì bạn là doanh chủ đích thực, làm ra kết quả, bạn đáng trân trọng, bạn lập ra những mục tiêu mới vượt khả năng của mình, bạn xứng đáng nhận được một cái chào ngã mũ trước người khác.
“Doanh nhân đích thực có tố chất nào để thành công?”
Đó là khi doanh nhân đó biết quá nhiều, nhận thức rõ khó khăn nhưng vẫn quyết định và đã làm; và khi họ đã quyết định làm và chiến đấu, quan trọng là họ không bao giờ hối hận với quyết định của mình. Họ không khởi nghiệp vì sĩ diện, sân si, hơn thua hay để chứng minh. Họ hiểu hơn ai hết rằng họ thích hợp với việc gì, không làm gì và sẽ phải chấp nhận những thách thức mà khiến trong chính mỗi chúng sẽ không ít người nản lòng. (Understanding themselves)
Nhưng đơn giản, họ hiểu rõ và họ vẫn làm. So, they are true entrepreneurs!